Vì sao âm lịch và dương lịch đều được dùng ở Việt Nam

TTTĐ-Lịch là hệ thống tính thời gian dài, dựa vào lịch để lập kế hoạch công tác, sản xuất, tổ chức của các lễ hội truyền thống và sinh hoạt văn hóa tâm linh.

Trên thế giới có nhiều loại lịch

Cơ sở làm lịch là các chu kỳ thiên văn , tùy theo các mốc tính năm, nên các dân tộc có các loại lịch khác nhau, tựu trung có thể chia thành ba loại:

Vì sao âm lịch và dương lịch đều được dùng ở Việt Nam

Âm lịch là loại lịch dựa vào chu kỳ tuần trăng, tức là khoảng thơi gian giữa hai lần liên tiếp trăng tròn hay không trăng. Chu kì này bằng 29,53 ngày nên mỗi tháng có 29 hay 30 ngày. Một năm gồm 1 tháng có 354 ngày. Âm lịch ra đời rất sớm nhưng không phù hợp với chu kì thời tiết, nên được dùng ở các bộ lạc sống bằng săn bắn và hái lượm rau quả.

Dương lịch là lịch dựa vào chu kì Trái Đất chạy quanh mặt trời bằng 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây hay 365,2422 ngày. Chúng ta ở trên trái đất nên thấy Mặt Trời chuyển giữa các chòm sao theo một đường tròn trên bầu trời gọi là đường hoàng đạo.

Âm dương lịch là loại lịch dựa vào cả chu kì tuần trăng và chu kì Trái Đất quay quanh mặt trời.

Âm lịch có từ bao giờ? Khi ra đời, trên năm âm lịch được ghép một thiên can với một địa chỉ, mười thiên can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Năm đầu tiên là Giáp Tý, bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12 là 60, nên tên năm cứ 60 năm được lặp lại. Năm 2014, năm Âm lịch là Giáp Ngọ thì cách nay 60 về trước là năm Giáp Ngọ (1954) các văn bản thời phong kiến phải ghi tên năm gắn với triều vua. Ví dụ trước Cách mạng tháng tám, năm 1945 ghi là năm Ất Dậu triều vua Bảo Đại năm thứ 20 (Bảo Đại lên làm vua năm 1925). Theo các tài liệu lịch sử thiên văn của Trung Quốc và nước ngoài, âm lịch theo chu kì can chi 60 năm thì hiện nay đang ở chu kì 77. Năm đầu của chu kì này là năm Giáp Tý – 1984. Vậy Âm lịch đã tồn tại 60 × 70 + (2014 – 1984) = 4590 năm.

Âm lịch đang dùng là âm lịch cải tiến thực chất là âm dương lịch. Khi loài người biết trồng trọt và chăn nuôi, phải biết dự báo thời tiết. Vào thế kỉ XI trước công nguyên, nhà Khoa học Chu Công ở Trung Quốc đã theo dõi dịch chuyển của Mặt Trời trên hoàng đạo và đo được góc nghiêng giữa hoàng đạo và xích đạo trời (Là vòng tròn mặt phẳng xích đạo của Trái Đất cắt thiên cầu) và thấy rằng, chu kì dịch chuyển của Mặt Trời trên hoàng đạo là 365,25 ngày. Khoa học ngày nay cho biết chu kì này là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây hay 365,2422 ngày vừa đúng là chu kì thời tiết nên gọi là năm. Như vậy, theo âm lịch 19 năm có 12 × 19 + 7 = 235 tháng, mỗi tháng âm lịch có 29, 53 ngày. Vậy 19 năm âm lịch có 29, 53 ngày × 235  tháng = 6939,55 ngày. Vì các năm nhuận có 13 tháng không phù hợp với chu kì thời tiết, nên người ta chia hoàng đạo ra 12 cung, mỗi cung 30, ngày Mặt Trời đi từ một cung qua cung tiếp theo, gọi là ngày trung kí. Một năm có 12 ngày tiết khí và 12 ngày trung khí gọi là 24 ngày tết, tên các ngày tết được đặt theo khí hậu như Xuân phân, hạ chí, đại hàn, đại thử tiểu hàn… hay theo vật hậu như Sương giáng, Kinh trập (sâu nở). Việc chỉ đạo sản xuất nông nghiệp phải theo các ngày tết. Theo dương lịch các ngày tết trong năm không khác nhau, nếu có sai lệch cũng chỉ một ngày.

Vì sao âm lịch và dương lịch đều được dùng ở Việt Nam

Dương lịch ra đời từ bao giờ? 

Khoảng 3000 năm trước công nguyên, hàng năm nước lũ sông Nin làm trôi nhà cửa, làng mạc, san phẳng đồng ruộng, nên các nhà Thiên văn Ai cập đã quan sát sao Thiên Lang để dự báo mùa lũ, họ đã làm ra dương lịch có 360 ngày. Năm 46 trước công nguyên, Hoàng đế La Mã là Julius Cesar (100 – 44 trước Công nguyên) đã mời nhà Thiên văn Soligenne ở thành Alecxandri (Ai cập) soạn thảo dương lịch, mỗi năm có 365 ngày, cứ 4 năm có một năm nhuận, năm nhuận có 366 ngày và ban hành năm 45 trước công nguyên. Lịch này được gọi là dương lịch cũ hay lịch Julian, trung bình mỗi năm có 365,25 ngày. Về sau các phép đo chính xác cho thấy chu kỳ dịch chuyển của Mặt Trời trên hoàng đạo là 365,2422 ngày, như vậy mỗi năm tính nhiều quá : 365,25. Về sau các phép đo chính xác cho thấy chu kì dịch chuyển của Mặt Trời trên hoàng đạo là 365,2422, như vậy mỗi năm tính nhiều quá: 365,25 – 365,2422 = 0,0078 ngày và 400 năm dài quá 0,0078  × 400 = 3,12 ngày. Trước đây quy ước ngày 21 tháng 3 Mặt trời đi qua điểm Xuân phân. Năm 1582, Mặt trời đi qua điểm Xuân phân ngày 11 tháng 3. Giáo hoàng Grigorius đã thành lập Hội đồng cải cách dương lịch cũ thành dương lịch mới hay lịch grigori bằng cách:

+ Sau ngày 4 tháng 10 năm 1582 không gọi là ngày 5 tháng 10 mà gọi là ngày 15 tháng 10 năm 1582.

+ Cứ sau 400 năm không chia hết cho 4 kì không phải là nhuận chỉ có 365 ngày, các năm 1600, 2000, 2400, 2800 có 366 ngày (nhuận) còn các năm 1700, 1800, 2100, 2200, 2300, 2500… không phải là năm nhuận, chỉ có 365 ngày. Dương lịch mới mà hiện nay chúng ta đang dùng chưa hoàn toàn chính xác nhưng phải sau 3300 nữa mới phải sửa sai một ngày. Theo dương lịch, 19 năm có 365,2422 ngày × 19 năm = 6839,60 ngày. Như vậy 19 năm âm lịch và dương lịch có số ngày như nhau là 6939 ngày cho nên Bác Hồ mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 theo âm lịch là 21 tháng 7, cho nên ngày 2 tháng 9 năm 1988 (1969 +19) và năm 2007 (1988 + 19) cũng là ngày 21 tháng 7 âm lịch.

Dương lịch Grigori được các nước theo đạo thiên chúa chấp nhận ngay, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan (1583), Đức, Na Uy, Đan Mạch (1700), Anh (1752), Nhật (1873), Trung Quốc (1911), Liên Xô cũ (1918), Ai Cập (1923). Cách mạng Tháng Mười Nga vào ngày 25 tháng 10, năm 1918 LêNin mới kí sắc lệnh sửa đổi tới 13 ngày vì các năm 1700, 1800, 1900 lịch nước Nga vẫn coi là năm nhuận có 366 ngày, sau ngày 1 tháng 2 năm 1918 được gọi là ngày 14 tháng 2 năm 1918. Do đó, ngày 25 tháng 10 sẽ thành ngày 17 tháng 11.

Vì sao âm lịch và dương lịch đều được dùng ở Việt Nam

Lịch Grigori là công lịch của Việt Nam

Ở nước ta, dương lịch đã được dùng từ cuối thế kỉ 19 trong các văn bản của thực dân Pháp đô hộ. Sau khi Miền Bắc hoàn toàn giải phóng năm 1954, giáo sư Nguyễn Xiển – Tổng giám đốc nha Khí tượng Trung ương đã cử người đi học cách làm lịch ở  đài Thiên văn Tủ Lim Sơn (Trung Quốc) để làm lịch Việt Nam ở múi giờ thứ 7, vì toàn bộ dải đất Việt Nam hình chữ S nằm trọn trong múi giờ này. Trong lịch sử Việt Nam, những năm Bắc thuộc người Việt Nam phải dùng lịch tính theo múi giờ thứ 8 của Trung Quốc. Nhưng khi giành được độc lập, các triều đại phong kiến Việt Nam đều có cơ quan theo dõi thời tiết và làm lịch. Đời Lý có lầu Chính Dương, đời Trần có Thái cử cục, đời Lê có Thái sử viện, đời Lê Trung hưng có Tư thiên giám, đời Nguyễn có Khâm thiên giám. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã ký quyết định 121/CP quy định lịch chính thức của Việt Nam là dương lịch Grigori được tính theo múi giờ thứ 7 có kinh tuyến giữa múi là kinh tuyến 1050.

Trong vài thập niên vừa qua có dư luận nói về lịch đúng hay sai là do trước năm 1975, miền Bắc dùng lịch múi giờ thứ 7 còn ở Miền Nam dùng lịch múi giờ thứ 8, cho nên hai loại lịch có những ngày tháng khác nhau, thậm chí có lúc tháng nhuận cũng khác nhau. Ví dụ sau ngày 29 tháng chạp Đinh Mùi, miền Nam dùng lịch múi giờ thứ 8 còn 12 múi giờ rưỡi nên có  ngày  30  tháng chạp, còn miền Bắc theo múi giờ thứ 7 chỉ còn 11 giờ rưỡi nên không có ngày 30 mà là ngày mồng một tháng giêng năm Mậu Thân, tháng giêng này lịch Miền Bắc là lịch đủ, lịch Miền Nam là tháng thiếu. Sang tháng 2 năm Mậu Thân (1968) lịch hai miền lại giống nhau.

Vì sao nhân dân ta vẫn dùng lịch âm?

Âm lịch đã được dùng hàng năm, tết năm mới hay tết Nguyên Đán là ngày tết quan trọng và thiêng liêng, còn có nhiều ngày lễ tết tâm linh phân bố trong suốt năm như lễ tam nguyên: Thượng nguyên (15 tháng giêng) Trung nguyên (15 tháng bảy) Hạ nguyên (15 tháng 10), tết Đoan ngọ (15 tháng năm) Trung thu (Rằm tháng 8) Trùng cửu (Ngày 9 tháng 9) Trùng thập (10 tháng 10)  tết Ông táo (23 tháng chạp). Ngoài các ngày lễ tết còn có ngày giỗ tức là ngày mất của các danh nhân và người thân cùng nhiều lễ hội tâm linh. Âm lịch còn có giá trị khoa học là biết được các ngày triều cường, đó là các ngày gần ngày không trăng (đầu tháng âm lịch) hay trăng tròn (gần ngày rằm âm lịch) tức là ngày Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm gần như trên một đường thẳng thì nước thủy triều sẽ lên mạnh nhất.

Ngày nay, theo dương lịch cũng có các lễ hội như tết Độc lập ngày 02 tháng 9, ngày truyền thống của các tổ chức chính trị xã hội như ngày nhà giáo, ngày nhà báo, ngày thấy thuốc, ngày doanh nhân v.v…

 

  • Leave Comments